Xử lý nền hạ
Nền của sân bóng đá cỏ nhân tạo chủ yếu là nền bê tông asphalt và nhựa đường, có thể dựa trên điều kiện thời tiết khí hậu của từng địa phương và các nhân tố khác để xác định được loại nền hạ phù hợp. Nền nhựa đường là một trong những loại nền hạ phổ biến trong thi công sân bóng, thích hợp sử dụng ở những vùng có biên độ nhiệt lớn, tuy nhiên chi phí thi công lại cao. Trong khi đó, nền xi măng thi công đơn giản, chi phí tương đối thấp, mang lại hiệu quả chi phí cao. Tuy nhiên, dù sử dụng loại nền hạ nào thì độ bằng phẳng của lớp nền phải đạt tối thiểu 95%. Ngoài ra, cả hai loại nền hạ nói trên đều không có khả năng thoát nước trực tiếp mà phải dựa vào độ dốc của sân để thoát nước. Thoát nước dạng mai rùa (phần giữa sân cao, 4 phía thấp hơn, nước theo độ dốc của sân thoát ra ngoài) thường được sử dụng cho những sân 11 người, sân có diện tích lớn; đối với những sân nhỏ, sân 9 người trở xuống, phương thức thoát nước được sử dụng chủ yếu là thoát nước hai bên (dựa theo độ dốc dọc và ngang để thoát nước). Độ dốc tiêu chuẩn của sân không vượt quá 5% đối với cả hai loại nền hạ.
. Dọn dẹp phần nền hạ trước khi trải cỏ
Sau khi hoàn thành phần nền hạ, thường có thể cách đó vài ngày hoặc thậm chí sau vài tháng mới tiến hành trải cỏ nhân tạo. Vì vậy, trong thời gian chờ trải cỏ này, mặt sân chắc hẳn sẽ xuất hiện rác, đồ vật khác. Do đó trước khi trải cỏ cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ mặt nền. Nếu điều kiện cho phép có dùng nước phun rửa mặt sân rồi mới trải cỏ.
2. Những lưu ý trước khi trải cỏ nhân tạo
Cỏ nhân tạo được vận chuyển một quãng đường dài từ nhà máy đến chân dự án. Vì trọng lượng của cuộn cỏ rất nặng, thời gian dài đè lên nhau rất dễ dẫn tới hiện tượng thảm cỏ bị nhăn, biến dạng. Do đó, để thuận tiện cho việc thi công, sau khi đưa thảm cỏ tới dự án, nên trải thảm cỏ ra phơi nắng một ngày. Đặc biệt đối với những vùng có sự chênh lệch về nhiệt độ lớn và những dự án sử dụng cỏ có chiều cao sợi ngắn, thời gian phơi cỏ lý tưởng nhất là từ một đến hai ngày.
3. Trải tấm giảm chấn
Đối với sân bóng cỏ nhân tạo, FIFA có yêu cầu rất khắt khe về tấm giảm chấn. Việc sử dụng tấm giảm chấn giúp cải thiện hiệu quả hấp thụ lực va đập và giảm nguy cơ gây chấn thương cho vận động viên. Đây cũng là nguyên nhân tại sao phần lớn sân bóng cỏ nhân tạo đều sử dụng tấm giảm chấn.
4. Thi công cỏ nhân tạo
Sau khi trải xong tấm giảm chấn, thảm cỏ nhân tạo được di chuyển đến vị trí cần trải. Khi thi công cỏ nhân tạo cần chú ý trải cỏ theo cùng một hướng và đảm bảo khoảng cách giữa hai tấm thảm đủ để trải bạt dán. Tiếp đó, sử dụng keo chuyên dụng để quét lên bạt dán, cố định thảm cỏ. Khi quét keo cần lưu ý quét đều lớp keo và tránh thi công vào những ngày trời mưa.
5. Bổ sung chất đệm chèn
Chất đệm chèn thường dùng cho cỏ nhân tạo đó là cát và hạt cao su bảo vệ môi trường. Theo tiêu chuẩn FIFA, tỷ lệ chất đệm chèn tiêu chuẩn trên mỗi m2 cỏ nhân tạo đối với cát thạch anh (đường kính 250-350μm/hạt) là 25-27kg/m2 và đối với hạt cao su TPE (đường kính 0.8-2mm/hạt) là 5-7kg/m2.
Sau khi thi công xong, sân cỏ có thể còn sót lại những vụn cỏ dư thừa, rác, lá cây,v.v. Vì vậy, cần kiểm tra mặt sân cũng như các khu vực xung quanh sân để dọn dẹp sạch sẽ trước khi nghiệm thu.
Kiểm tra sân cỏ thực tế
Các hạng mục kiểm tra tại hiện trường bao gồm: độ nảy của bóng theo phương thẳng đứng, tốc độ bóng lăn, khả năng hấp thụ lực va đập, độ biến dạng theo phương thẳng đứng, trở lực chuyển hướng, độ bằng phẳng của mặt sân, độ cao của lớp đệm chèn, v.v. Yêu cầu về các hạng mục kiểm tra giữa sân cỏ FIFA Quality và FIFA Quality Pro cũng sẽ khác nhau. Chứng nhận FIFA Quality Pro cho phép sân cỏ nhân tạo đủ điều kiện để tổ chức các cấp thi đấu quốc tế cao cấp, do đó có yêu cầu khắt khe hơn.
Cần đặc biệt chú ý: Để đảm bảo tính chính xác cho kết quả kiểm nghiệm, hạng mục kiểm tra tốc độ bóng lăn không được phép thực hiện tại khu vực đường biên và khu vực mép nối giữa các tấm thảm. Ngoài ra, trong quá trình thử nghiệm hiện trường, không được tiến hành bất kì công tác bảo dưỡng sân cỏ nào.
Đang online: 5 |
Tổng: 49363